Cơ hội việc làm của ngành Tâm lý học ra sao?

Chia sẻ với bạn bè

Cùng với xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần con người, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện;… Đặc biệt, nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì mơ ước trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hay nhà diễn thuyết nổi tiếng sẽ là hiện thực trong tầm tay.

Không chỉ “rộng” đầu ra, các chuyên gia tuyển dụng còn dự đoán càng về sau các Cử nhân Tâm lý học sẽ càng yên tâm về mức lương và chế độ đãi ngộ. Hơn nữa, vô số công việc bên ngoài sẽ luôn “mỉm cười” với các chuyên gia tâm lý, đồng nghĩa với việc mang đến cho bạn cơ hội có những khoản thu nhập đáng tự hào.

Một số địa chỉ đào tạo uy tín chất lượng, uy tín ngành Tâm lý học tại Việt Nam hiện nay như: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM; Đại học Sư phạm TPHCM; Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH);… Đặc biệt tại HUTECH, trong suốt 4 năm theo học, sinh viên sẽ được thực tập chuyên sâu về các kỹ năng tham vấn thực tế với các đề tài: tình yêu – hôn nhân – gia đình – pháp luật, tham vấn tâm lý học đường, trị liệu tâm lý và quản lý nhân sự

Từ những thông tin được cung cấp trên tin chắc rằng các bạn đã phần nào giải đáp được cho mình câu hỏi “Có nên học ngành Tâm lý học” hay không. Tuy nhiên, để biết bạn có thật sự phù hợp để theo học ngành tâm lý học không bạn sẽ phải tiếp tục trả lời ngành Tâm lý học xét tuyển những tổ hợp môn nào? Bao nhiêu điểm để trúng tuyển ngành này?… để có quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình



Trang web này sử dụng cookie và yêu cầu dữ liệu cá nhân của bạn để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn.