4 “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó
- 5 Tháng ba, 2022
- Đăng bởi: Admin
- Chuyên mục: Góc chuyên gia
Áp lực từ thông tin trên mạng xã hội
Dường như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thi cử nơi mà những cơ hội cuộc sống chúng ta bị quyết định một phần bởi “điểm số” của những cuộc thi.
Có lẽ các kỳ thi ngày càng trở nên căng thằng hơn vì nó có những tác động trực tiếp đến cơ hội giáo dục tốt hơn cho cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp tương lai, thậm chí là vị trí xã hội và thu nhập của từng học sinh.
Vì vậy, đến hẹn lại lên, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng không chỉ gây căng thẳng cho các gia đình và toàn xã hội.
Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng tâm lý của học sinh, làm hạn chế năng lực thực tế của các em khi làm bài.
Làm thế nào để nhận diện sớm “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó với chúng?
Theo quan sát của tôi, “kẻ thù” đối với tâm lý học sinh có thể bao gồm:
Đầu tiên là các kích thích gây căng thẳng bao gồm thông tin tiêu cực hoặc không chính xác như đề thi mang tính đánh đố, tỉ lệ chọi cao, kỳ thi không công bằng…
Một khi các em tiếp cận quá nhiều thông tin như thế này trên mạng xã hội hoặc người khác, khiến bạn hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.
Nếu ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt?
Nhiều học đang sinh có niềm tin rằng “nghỉ ngơi trong thời gian này là xa xỉ”, “nếu vẫn còn ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt thôi”, “nếu không vượt qua kỳ thi này thì tôi chỉ là kẻ thất bại không đáng sống”; “tất cả mọi người sẽ coi thường tôi nếu tôi không đạt được kết quả như kỳ vọng”…
Tuy nhiên, điều đáng nói đây là những suy nghĩ niềm tin không hoàn toàn chính xác và nó khiến chúng ta xao nhãng, mất tự tin khi học và làm bài.
Thứ ba chính là thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian này. Theo tôi được biết, nhiều bạn ăn kiêng một cách không phù hợp (ví dụ như kiêng ăn trứng, ăn thịt bò, thịt lợn… vì niềm tin tiêu cực).
Một số bạn khác thức khuya để học bài, uống các loại nước có cafein để giúp bản thân tỉnh táo.
Nhiều bạn ngồi lỳ học bài, không duy trì vận động hay duy trì một chế độ luyện tập thể chất trong thời gian dài cũng làm cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức học.
Tự nhốt mình để ôn tập là nguy cơ trầm cảm
Thói quen trì hoãn cũng là một “kẻ thù” mà các thí sinh cần nhận ra. Nhiều học sinh tự nhủ, lần này mình sẽ lên kế hoạch ôn tập và bắt đầu sớm nhưng rồi nhận ra mình chưa bắt đầu sớm.
Từ đó, nhiều học sinh bắt đầu nghi ngờ có điều gì không ổn với mình dẫn đến lo lắng, không thể tập trung vào việc khác.